Vai trò của thẩm tra thiết kế đối với quản lý dự án:
- Thẩm tra thiết kế là một công đoạn quan trọng trong tiến trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình đã được nhà nước quy định rất cụ thể trong các Thông tư, Nghị định, Luật liên quan đến quy trình quản lý chất lượng xây dựng tại Việt Nam.
- Qua những kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực tư vấn thẩm tra thiết kế tại Việt Nam, chúng tôi xác định công tác thẩm tra thiết kế được thực hiện tốt sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho việc quản lý và điều hành dự án. Đó là:
• Thẩm tra thiết kế sẽ đảm bảo chất lượng của đồ án thiết kế, khắc phục các sai sót có thể có của tư vấn thiết kế để công trình được đảm bảo an toàn chịu lực, ổn định.
• Thẩm tra thiết kế sẽ đề xuất giải pháp tối ưu về kinh tế lẫn kỹ thuật cho giải pháp móng, kết cấu công trình.
• Khi đã thẩm tra thiết kế thì sẽ tiết kiệm được chi phí để tránh lãng phí trong đầu tư xây dựng
• Thẩm tra thiết kế sẽ làm tăng mức độ tin cậy của đồ án thiết kế
Các công tác thẩm tra thiết kế:
Theo quy định của Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/06/2016 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết và Hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình. Việc thẩm tra thiết kế cần phải làm những việc sau đây:
− Kiểm tra sự phù hợp của thiết kế kỹ thuật với TKCS được duyệt;
− Kiểm tra tính đầy đủ các giải pháp, thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng có phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng;
− Thiết lập và kiểm soát models kết cấu công trình;
− Kiểm tính hệ kết cấu khung sàn làm việc ở các trạng thái giới hạn;
− Đánh giá mức độ an toàn công trình (qua kiểm tra, tính toán);
− Về sự hợp lý của thiết kế đảm bảo tiết kiệm chi phí trong xây dựng công trình;
− Kiểm tra sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ (nếu có);
− Kiểm tra sự tuân thủ các quy định về môi trường, phòng cháy, chữa cháy (nếu có);
− Đánh giá điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của các tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát, thiết kế công trình (nếu có yêu cầu);
− Thẩm tra hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công theo đúng yêu cầu kỹ thuật đã được quy định trong hồ sơ thiết kế xây dựng và các quy định hiện hành về quản lý chất lượng công trình xây dựng theo Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014; Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/06/2016 của Bộ Xây dựng.
Cơ sở thẩm tra thiết kế:
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014;
- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 08 năm 2019 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
- Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/06/2016 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết và Hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình;
- Theo quy định hiện hành về công tác thẩm tra thiết kế như sau: “Nội dung và phương thức thẩm tra thiết kế xây dựng công trình của cơ quan chuyên môn về xây dựng: a) Nội dung thẩm tra thiết kế xây dựng theo quy định tại Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ, Thông tư 18/2016/TT-BXD ngày 30/06/2016 của Bộ Xây dựng;
b) Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại Điều 3 Quy trình này không đủ điều kiện để thẩm tra thiết kế thì cơ quan này được thuê hoặc chỉ định tổ chức tư vấn hoặc cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện thẩm tra thiết kế như sau:
- Đối với công trình không sử dụng vốn ngân sách nhà nước: Việc tổ chức thực hiện công tác thẩm tra theo quy định tại Điều 10 của Thông tư 18/2016/TT-BXD ngày 30/06/2016 của Bộ Xây dựng